Mẫu đèn LED đầu tiên, cũng như là mẫu đèn mà chúng ta nghĩ đến nhiều nhất khi nhắc đến đèn LED đó chính là Đèn LED Dual In-Line Package (DIP), được phát triển bởi Nick Holonyak vào năm 1962.
Hiện nay, có rất nhiều kiểu đóng gói đèn LED sẵn có trong ngành công nghiệp chiếu sáng trong đó 2 công nghệ phổ biến nhất đó chính là: Surface Mounted Diode (SMD) và Chip-on-Board (COB). Những kiểu đóng gói này thường gồm 3-9 con diode phát quang trên mỗi chip và có hiệu suất phát quang (lumen trên watt) cao hơn nhiều lần đèn LED DIP.
Có thể bạn cần xem: Các khái niệm và thuật ngữ thường được sử dụng trong chiếu sáng
Điều gì làm cho LED SMD và COB khác với LED DIP? Có thực sự khác biệt đáng chú ý về hiệu năng và ứng dụng? Đọc tiếp để tìm hiểu nhé!
So sánh với LED DIP, chip LED SMD có thiết kế phẳng hơn, với tuổi thọ cao hơn và sử dụng ít năng lượng hơn đến 70%. Hơn thế nữa, với tính năng mạnh mẽ về RGB cho phép chiếu sáng với sự kết hợp 16 triệu màu sắc khác nhau. Chip SMD có nhiều chân cắm hơn LED DIP – đôi khi số chân cắm có thể lên đến 4 hoặc 6, phụ thuộc vào số lượng diode trên mỗi chip. Trong ứng dụng kiểu đóng gói này có thế thường tìm thấy trong dây đèn, đén báo hiệu, đèn LED High Bay và đèn pha LED, tạo ra khoảng 6 lumens trên mỗi con diode trên mỗi chip.
Từ quan điểm sản xuất, chip LED SMD được tạo ra với nhiều thiết kế khác nhau. Kích thước phổ biến nhất là SMD 3528 (chip rộng 3,5mm) và chip SMD 5050 (chip rộng 5mm). Chip SMD được sản xuất sử dụng các lớp nano sapphire và chất dẻo gallium được cắt và liên kết với tấm nền ceramic.
Những hạn chế của LED SMD đã mở ra kỷ nguyên của LED COB. Để bắt đầu, phong cách đóng gói hiện đại có khả năng chứa được hơn 9 điốt cho mỗi con chip, giúp cải thiện đáng kể chất lượng của chúng. Hơn nữa, loại đèn LED này chỉ dựa vào một mạch và hai tiếp điểm – mà không tính đến số diode (thiết kế mạch đơn). Một nhược điểm lớn trong việc sử dụng kiểu đóng gói này là thiếu các tính năng thay đổi màu sắc.
Khi sản xuất, chip LED COB có thể rẻ hơn 10% so với LED SMD. Chi phí lao động và vật liệu chiếm khoảng 15% tổng chi phí sản xuất, trong khi COB LED chỉ cần 10%.
Trong ứng dụng, kiểu đóng gói này rất hữu ích cho việc cung cấp một lượng lớn lumen ở công suất cao. Các nhà máy, bến cảng, bến và kho bãi phân phối là những ví dụ về các cơ sở công nghiệp có thể có lợi từ đèn LED COB. Các thành phố cũng có thể sử dụng loại đèn LED này để hỗ trợ hệ thống chiếu sáng đường phố, bãi đậu xe và các thiết bị ngoài trời khác đòi hỏi sự lan truyền rộng khắp ánh sáng của vị trí. Cuối cùng, đèn LED COB ít bị lỗi khi hoạt động trong môi trường nóng, so với LED SMD. Đây là một lợi thế rất lớn cho các cơ sở công nghiệp hoạt động với nhiệt độ cao thường xuyên.
Chip LED SMD do có kích thước nhỏ và nhiều con trên một bộ đèn nên yêu cầu độ chính xác cao, do đó yêu cầu các máy móc và thiết bị hiện đại. Rất nhiều công đoạn hiện đại mà các công ty sản xuất tại VN chưa đủ năng lực đầu tư và thực hiện. Ngoài ra do có nhiều chân cắm nên, công nghề này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của bo mạch, mà đại đa số bo mạch cho chip LED này sản xuất tại Trung Quốc không đảm bảo về chất lượng. Khi hỏng quá trình thay đổi mạch, thay đổi chip LED rất phức tạp và tốn kém.
Chip LED COB có kích thước lớn dễ lắp đặt, hàn cơ khí như thông thường. Công nghệ đóng gói này không cần bo mạch như công nghệ đóng gói SMD. Quá trình thay thế sửa chữa các bộ phận đơn giản không tốn thời gian và công sức.
Đèn LED SMD có độ hoàn màu cao (CRI) có thể lên đến 90. Nhưng bên cạnh đó do có nhiều chip phát sáng trên cùng một bộ đèn nên có thể tạo ra hiệu ứng đổ nhiều bóng gây khó chịu cho người sử dụng.
Đèn LED COB độ hoàn màu (CRI) có thể vượt trên 85. Do chỉ sử dụng một con chip LED duy nhất nên hiệu ứng bóng đổ giống như với đèn truyền thống.
Tuổi thọ chip LED SMD có thể lên đến 100.000 giờ nhưng tuổi thọ của bộ đèn phụ thuộc nhiều vào chất lượng sản xuất.
Tuổi thọ của đèn sử dụng chip LED COB dễ dàng lên đến 100.000 giờ vì không phụ thuộc nhiều vào các nguyên vật liệu khác trong bộ đèn.
Do chip LED SMD nhiều chip LED tách rời và có khoảng các nên sự giải nhiệt sẽ diễn ra tốt hơn so với chip LED COB.
Những yếu tố về quang thông và ánh sáng tương tự như phần đã đề cập ở trên đèn LED COB sáng hơn so với đèn SMD. Và màu sắc thay đổi thì lại là thế mạnh của SMD.
Tổng quan về tất cả những yếu tố kể trên bạn có thể thấy sử dụng đèn LED COB sẽ có nhiều ưu thế hơn, đặc biệt là trong chiếu sáng công nghiệp. Cả lợi ích cho khách hàng và cả lợi ích cho nhà sản xuất. Đèn COB dễ sản xuất hơn, dễ sửa chữa hơn, và giá thành rẻ hơn so với đèn sử dụng chip LED SMD.
Nếu bạn có thể nghe được tiếng Anh đây là một video so sánh thực tế giữa đèn Downlight sử dụng 2 loại chip này:
Đây là những so sánh cơ bản về công nghệ đóng gói LED COB và SMD. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về tất cả các sản phẩm công nghệ đèn LED, bạn có thể tham khảo danh mục sản phẩm của chúng tôi
ENA Vietnam hiện đang bán cả 2 dòng sản phẩm đèn LED COB và SMD. Nếu bạn cần tư vấn đặt mua về sản phẩm hoặc trở thành đại lý chính thức có thể liên hệ trực tiếp đến chúng tôi theo số hotline: 028. 3726. 2021 để được tư vấn miễn phí.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn